Kết quả tìm kiếm cho "Phong trào nông dân giỏi"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 4702
Nguồn tài nguyên bản địa vừa là lợi thế tự nhiên vừa là di sản văn hóa và tiềm năng kinh tế độc đáo của mỗi vùng đất. Tại ĐBSCL, tài nguyên bản địa không chỉ là những sản phẩm nông nghiệp, như: Lúa gạo, trái cây, thủy sản, còn bao gồm hệ sinh thái đặc trưng, tri thức truyền thống và văn hóa bản địa phong phú. Phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương qua liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới là chủ đề khá nóng để gia tăng giá trị kinh tế vùng.
“Dân vận khéo - Kết nối biên cương” là chương trình do Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thực hiện. Đến nay, trải qua hơn 2 năm triển khai, chương trình đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt ở khu vực biên giới.
Chiều 24/12, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương tổ chức các hoạt động đối ngoại biên phòng và giao lưu, thi đấu thể dục - thể thao với Đoàn lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới xã Kaorm Samnor (Vương quốc Campuchia).
Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng hoa phục vụ du lịch tại tỉnh An Giang", ngày 25/12, Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang phối hợp ngành chuyên môn của huyện Thoại Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất hoa cho 30 nông dân trồng hoa trên địa bàn.
Nhằm tăng cường công tác quảng bá, phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP của tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh tổ chức các phiên chợ đưa sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) về vùng biên giới, dân tộc, tạo điều kiện để các chủ thể tiếp cận nguồn khách hàng địa phương.
Đã thành thông lệ, những tháng cuối năm, tình hình hoạt động của các loại tội phạm biên giới thường sẽ diễn biến phức tạp, nhất là trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Vì vậy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh triển khai cao điểm phòng, chống tội phạm trên tuyến biên giới, với nhiều biện pháp quyết liệt, cụ thể, chặt chẽ, phù hợp tình hình thực tế địa bàn biên giới của tỉnh.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Bao đời nay, các hoạt động ven sông thuộc địa phận tỉnh An Giang diễn ra tấp nập, mang nét văn hóa độc đáo của vùng châu thổ Cửu Long. Thế nhưng, hiện nay, việc khai thác loại hình du lịch (DL) này chỉ dừng lại đi ghe, thuyền ngắm cảnh trên sông, các hoạt động trải nghiệm chưa đặc sắc đối với du khách.
Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng, triển khai nhiều hoạt động, cách làm hay, mô hình sáng tạo trong việc gắn kết, tập hợp hội viên và hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.
Theo thông lệ, bước vào cuối năm, chuỗi Tết quân – dân được tổ chức rộn rã khắp nơi trong tỉnh, báo hiệu một mùa Xuân mới đang về. Hoạt động này được An Giang duy trì liên tục từ năm 2015 đến nay, chưa từng phai nhạt, gián đoạn.
Những ngày cuối năm, nông dân trồng lúa, nếp huyện Phú Tân phấn khởi thu hoạch dứt điểm vụ thu đông, tổng diện tích hơn 12.500ha. Theo thống kê của ngành chuyên môn, thời tiết năm nay gặp nhiều bất lợi, sau nhiều nỗ lực, kết quả cuối vụ của nông dân tương đối ổn định. Năng suất lúa, nếp đạt 5,85 tấn/ha, giá bán được thu mua cao hơn so cùng kỳ từ 500 - 700 đồng/kg. Ước tính bình quân lợi nhuận, nếu sản xuất trên đất nhà, nông dân có lời từ 15 - 20 triệu đồng/ha, còn trồng lúa trên đất thuê thì có lời từ 10 - 13 triệu đồng/ha.
Trong năm 2025, Hội Nông dân tỉnh sẽ tích cực nâng cao hiệu quả công tác hội và phong trào nông dân, tập trung hướng về cơ sở. Đồng thời, tham gia tích cực các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nỗ lực nâng cao đời sống nông dân.